BẢN MÃ LÀ GÌ? ĐẶC ĐIỂM CỦA BẢN MÃ
BẢN MÃ LÀ GÌ? ĐẶC ĐIỂM CỦA BẢN MÃ - ống điện,ống thép luồn dây điện,ống ruột gà lõi thép,ty ren,kẹp xà gồ,hộp đấu nối,ống silicon chịu nhiệt,ống ruột gà lõi thép bọc nhựa,ống ruột gà inox,ống gió nhôm nhún,thép xây dựng,thép định hình
Khái niệm về bản mã
Bản mã (Gusset plate) hay còn được gọi là thép bản mã, bản mã thép, bản mã cầu thang, sắt bản mã, cừ sạn (cách gọi trong miền Nam),.. Bản mã là là tấm thép được hàn thành hộp vuông và đặt ở đầu cọc bê tông. Với tác dụng hàn nối hai cọc bê tông với nhau trong quá trình ép cọc xuống đất. Hoặc có vai trò tạo bản gờ cố định làm trung gian cho bu lông ốc vít, đinh tán,.. tạo liên kết cố định các cấu trúc với nhau hoặc hỗ trợ cho việc căn chỉnh trong cấu trúc thiết kế.
Ban ma được sử dụng ở các điểm uốn cong, vị trí khớp hoặc mối liên kết rời rạc hỗ trợ việc chuyển ứng suất giữa các chi tiết tham gia vào kết nối. Từ đó, giúp tăng cường mối nối và cả lực bám giữa chúng.
Có nhiều phương pháp để cố định bản mã, trong đó phổ biến nhất đó là cố định bằng đinh tán, bulong, hàn hoặc ép.
Ta có thể tìm thấy bản mã được ứng dụng rộng rãi trong liên kết dầm cột các cây cầu, sử dụng cho quá trình thi công móng nhà, móng cầu, cao ốc, .. hoặc ở nhiều cấu trúc xây dựng khác trong thực tế.
Cấu tạo của bản mã
Bản mã có hình dáng và cấu tạo rất đơn giản, các tấm bản mã thông dụng được gặp nhiều trong thực tế thường có dạng hình vuông, chữ nhật hoặc hình thang. Bề mặt được dập lỗ cho bulong đi qua.
Bên cạnh đó, ta cũng có thể gặp các bản mã có hình tam giác, hình tròn, oval hoặc một hình dạng tùy chỉnh phù hợp với các khớp nối, các cạnh của dầm cột.
Nhìn chung, hình dạng, kích thước và độ dày của bản mã phụ thuộc rất lớn vào thiết kế dầm cột, lực và tải trọng của kết cấu thép. Sao cho nó chứa được hết các đường hàn liên kết thanh dàn. Và góc giữ cạnh bản mã với trục thanh không bé hơn 15 độ. Để đảm bảo truyền lực từ thanh vào bản mã.
Vì vậy trong thực tế, việc lựa chọn bản mã được tính toán và lựa chọn rất kỹ dựa trên việc xem xét tổng thể các tính chất của công trình từ vị trí thi công (Ví dụ: Bản mã sử dụng cho chân cột hay bản mã dùng chịu lực liên kết bu lông), môi trường, vị trí thi công (Ví dụ: Vị trí khô ráo hay tiếp xúc với nước) , thiết kế của công trình, yêu cầu khả năng chịu lực của kết cấu,..
Vật liệu làm bản mã
Bản mã thường được làm từ thép cán nguội, thép không gỉ, thép mạ kẽm,… Trong đó, bản mã bằng thép mạ kẽm có khả năng chống gỉ sét cao, độ cứng và tuổi thọ sử dụng cũng rất cao.
Thép SS400 là một loại thép được sử dụng để làm bản mã phổ biến hiện nay. Với độ cứng và lực kéo cao, bản mã liên kết làm bằng thép SS400 chuyên dùng thi công nhà thép tiền chế hoặc thi công các công trình công nghiệp.
Ngoài ra, để tăng cường khả năng bảo vệ bản mã. Sau khi lắp đặt hoàn tất có thể sơn phủ bề mặt thép bản mã. Cũng như toàn bộ kết cấu thép công trình xây dựng, kiến trúc.
Bên cạnh đó, bản mã cũng có thể làm bằng chất liệu đồng hoặc nhôm ( không thông dụng). Và bản mã làm từ chất liệu này thường chỉ phù hợp cho các cấu trúc nhỏ không có yêu cầu cao về khả năng chịu lực.
Lưu ý về thép bản mã trong xây dựng
– Độ rộng của thép bản mã cần phải đảm bảo đủ cho bố trí liên kết về chiều dài của đường hàn, phân bổ bulong trên bề mặt.
– Độ dày của thép bản mã xác định dựa trên độ mảnh và bền của vật liệu. Nếu thép bản mã quá dày thì sẽ phá hoại giòn bulong. Nhưng nếu thép bản mã quá mỏng thì sẽ lại phá hoại liên kết xảy ra do chảy dẻo của thép bản mã.
Các phương pháp cắt thép bản mã
Có nhiều phương pháp cắt bản mã, mỗi phương pháp sở hữu những đặc điểm, ưu điểm riêng như:
Cắt bản mã bằng phương pháp cắt Plasma
Là phương pháp cắt sở hữu tốc độ cắt nhanh, cho năng suất cao . Nhưng nhược điểm là tạo đường cắt không chuẩn, đường cắt cạnh mặt cắt xảy ra hiện tượng vị vát. Các tấm thép có độ dày càng lớn thì độ vát càng cao mất thẩm mỹ.